Muốn thương hiệu có vị trí trong tâm trí khách hàng thì phải bắt đầu từ “định vị thương hiệu”. Vậy xây dựng chiến lược định vị thương hiệu nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Cùng tôi tìm hiểu ngay trong phần dưới đây.
Định vị thương hiệu là thuật ngữ thường gặp trong quá trình xây dựng thương hiệu hoặc làm marketing. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về định vị thương hiệu, cũng như cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu phù hợp cho doanh nghiệp mình? Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây.
1. Định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu hay “brand positioning” là cách mà doanh nghiệp triển khai để tạo dựng vị trí thương hiệu trên thị trường và trong tâm trí khách hàng. Từ đó định hướng sự phát triển của thương hiệu về lâu dài và tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu với đối thủ cạnh tranh.
Mỗi thương hiệu sẽ có cách định vị khác nhau, tạo ấn tượng với khách hàng bằng những đặc trưng riêng. Chẳng hạn như khi muốn mua xe hơi hoạt động tốt, bền bỉ, giá cả tầm trung, người ta sẽ nghĩ ngay đến Toyota, Mazda, Huyndai, hay Mitsubishi mà không phải là thương hiệu nào khác.
[Saokim.com.vn] Chiến lược định vị thương hiệu có vai trò quan trọng trong kinh doanh
2. Tại sao phải định vị thương hiệu cho doanh nghiệp?
Định vị thương hiệu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
– Tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh: Định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và tạo ấn tượng đối với khách hàng
– Dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu: Nếu doanh nghiệp của bạn có vị trí nhất định trên thị trường sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng mà không cần phải thông qua các chiến dịch truyền thông rầm rộ, từ đó tối ưu được các chi phí marketing
– Tạo ra siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp: Đây là lợi ích lớn nhất đối với doanh nghiệp khi đã định vị thành công. Một số khảo sát đã cho thấy rằng có đến 72% khách hàng sẵn sàng chi thêm tiền để mua sản phẩm của thương hiệu mà họ yêu thích.
– Mở rộng doanh nghiệp trong tương lai: Có sự định vị tốt, đồng nghĩa với việc thương hiệu sẽ tạo được chỗ đứng nhất định, tạo được sự tín nhiệm và lượng khách hàng trung thành để phát triển trong tương lai.
3. Có những chiến lược định vị thương hiệu nào?
Đây là 9 chiến lược định vị thương hiệu phổ biến, mỗi chiến lược phù hợp với mục tiêu riêng.
3.1. Định vị dựa vào chất lượng
Chất lược định vị thương hiệu dựa vào chất lượng là nền tảng bền vững nhất để xây dựng thương hiệu và giúp doanh nghiệp của bạn chiếm được lòng tin của khách hàng. Khi đã có được sự tín nhiệm của khách hàng, doanh nghiệp bạn sẽ là lựa chọn hàng đầu mà họ nghĩ đến.
[Saokim.com.vn] Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
Cụ thể, ví dụ như trong ngành xe hơi, những hãng xe nổi tiếng và có lượng “fan” trung thành là những nơi tạo được điểm khác biệt, để khách hàng dễ nhớ về. Chẳng hạn, nhắc tới Ferrari là nhắc tới tốc độ, Toyota mang hình ảnh của sự bền lâu, cổ điển, hay đại diện cho nét sang trọng, hiện đại là BMW, còn Tesla là công nghệ tương lai.
3.2. Định vị dựa vào tính năng
Tính năng sản phẩm là yếu tố tiên quyết tạo dựng nên một thương hiệu thành công. Khi thị trường đã có nhiều cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ thường sẽ chú trọng phát triển sản phẩm ở một số tính năng nhất định để tạo nên sự khác biệt.
Chẳng hạn như điện thoại OPPO Camera phone nổi bật với tính năng chụp hình selfie khai thác phân khúc thị trường giới trẻ, hay điện thoại Philips có đặc tính là pin khoẻ.
3.3. Định vị dựa vào đối thủ
Hiểu rõ về đối thủ là chìa khóa quan trọng để định vị thương hiệu trên thị trường. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần dựa trên những yếu tố được so sánh giữa thương hiệu, sản phẩm với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Điển hình như một số thương hiệu bột giặt như Aba, Tide, hay Ariel thường không ngại “đối đầu” với nhau để chứng tỏ rằng sản phẩm của mình ít nhất là chung mâm với đối thủ hàng hoặc vai trên so với các thương hiệu hàng đầu khác.
Hay một ví dụ kinh điển là sự ra đời của Trung Nguyên, họ không ngần ngại khi đối đầu trực diện với Nescafé thông qua các quảng cáo để qua đó định vị họ là thương hiệu hàng đầu về cà phê.
3.4. Định vị dựa vào giá trị
Đã qua thời kỳ khi những sản phẩm được cho là có giá trị tốt, đều được đánh đồng với mức chi phí cao. Ngày nay, nhiều thương hiệu ra đời đáp ứng đủ tiêu chí giá thành cạnh tranh mà giá trị vẫn đảm bảo. Ví dụ như cách VietnamAirlines liên kết để tạo ra Pacific Airlines, một hãng hàng không giá rẻ và được đánh giá có chất lượng tốt.
Giá trị bao gồm nhiều yếu tố (bao gồm cả giá bán) hữu hình và vô hình.
[Saokim.com.vn] Định vị thương hiệu dựa vào giá trị
3.5. Định vị dựa vào công dụng
Một số thương hiệu chọn cách định vị thương hiệu dựa trên những công dụng của sản phẩm mà họ đem đến cho khách hàng mình. Giống như cách thương hiệu VinFast chọn hướng đi khác biệt, định vị mình là hãng xe luôn đảm bảo an toàn từ những ngày ra mắt các sản phẩm đầu tiên. Bởi đây là yếu tố mà khách hàng ngày càng quan tâm, khi chất lượng sống dần cải thiện hơn.
3.6. Định vị dựa vào mối quan hệ
Một trong những phương pháp định vị thương hiệu hiệu quả là thu hút sự quan tâm của người dùng bằng cách tạo ra các thông điệp mang sự cộng hưởng.
Ví dụ, thương hiệu giày Skechers tạo cho khách hàng cảm giác thích thú, khi truyền thông với phương châm “giày thể thao dành cho cả người không tập luyện” và đặt yếu tố thẩm mỹ lên đầu. Đó là cách mà thương hiệu trên đã định vị dựa vào khách hàng, chứ không phải dựa vào sản phẩm họ cung cấp.
3.7. Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp
Chiến lược định vị này cho khách hàng thấy những vấn đề khiến họ đau đầu sẽ sớm được giải quyết khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu. Ví dụ, các công ty cung cấp bột giặt vẫn thường sử dụng cách truyền thông về khả năng đánh bật các vấn đề trên áo quần như mùi hôi, vết bẩn,…
3.8. Định vị dựa vào mong ước
Đây là phương pháp định vị lý tưởng dành cho những sản phẩm dùng một lần hay tiêu dùng hằng ngày. Nó tập trung vào khai thác insight của khách hàng để định vị. Điển hình là thương hiệu dầu gội Romano khai thác mong ước của cánh mày râu, có thể trở thành một người đàn ông thành đạt, thành công, lịch lãm. Do đó, họ đã lựa chọn hình ảnh quảng cáo đánh trúng vào tâm lý và thu hút khách hàng.
3.9. Định vị dựa vào cảm xúc
Ẩn dưới nhu cầu mua sắm, tiêu dùng là rất nhiều sự ảnh hưởng của yếu tố cảm xúc. Việc khám phá cảm nhận của khách hàng về thương hiệu, hay đánh vào yếu tố tâm lý, cảm xúc là cách định vị hết sức hiệu quả.
[Saokim.com.vn] Cảm xúc là một trong những yếu tố quyết định nhu cầu mua sắm
Ví dụ: Hãy cùng phân tích chiến lược định vị thương hiệu của 7up để thấy phương pháp này có hiệu quả như thế nào. Khi mà thị trường nước ngọt tại Mỹ đã được chiếm giữ bởi các “ông lớn” Coke và Pepsi, cứ 3 sản phẩm bán ra thì 2 trong số đó là từ những thương hiệu này. Thì 7up đã chọn cách định vị khác biệt, dựa vào tạo mối liên kết với vị trí vững chắc của cola, để khẳng định mình là sản phẩm “không phải cola”. Từ đó, 7up chính là lựa chọn hàng đầu để thay thế khi người dùng không uống cola.
4. Quy trình định vị thương hiệu
Trước khi xác lập chiến lược định vị thương hiệu, bạn cần phải hiểu được rằng đây là một quá trình, cần có tầm nhìn xa để đón đầu mọi biến đổi trong tương lai. Quá trình định vị thương hiệu không bao giờ là dễ dàng. Chúng đòi hỏi các nhà hoạch định phải có tầm nhìn xa, thấu hiểu thị trường và mục đích của chiến lược định vị thương hiệu, thông qua các bước:
4.1. Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
[Saokim.com.vn] Nhận dạng khách hàng mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh
Bước đầu tiên trong định vị thương hiệu chính là xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Họ là ai, nhu cầu của họ là gì, họ đang quan tâm đến vấn đề nào, giải pháp nào phù hợp cho các đối tượng đó,… Hãy phác thảo “bản vẽ” chi tiết nhất về khách hàng mà thương hiệu đang hướng tới. Điều này sẽ giúp thương hiệu không đi nhầm hướng trong quá trình xác định hình ảnh định vị.
Bước nghiên cứu này rất quan trọng và cần được thực hiện trước khi thiết kế/ điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của bạn bởi bạn cần cung cấp sản phẩm phục vụ nhu cầu khách hàng mục tiêu chứ không phải là cung cấp sản phẩm bạn có.
Và cũng do cách tiếp cận hiện đại này, nếu thương hiệu của bạn muốn thực hiện tái định vị thì tái định vị không đơn giản là thiết kế lại logo, bộ nhận diện mà còn cần phải điều chỉnh cả về sản phẩm, dịch vụ…
Đọc thêm:
- Quy trình 6 Bước nghiên cứu thị trường
- Phương pháp phỏng vấn khách hàng hiệu quả
- Quy trình thay đổi logo giúp đạt hiệu quả cao, an toàn
4.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bạn không thể “thắng trận” nếu không hiểu rõ đối thủ của mình là ai. Vì vậy, bước tiếp theo để định vị thương hiệu được thành công chính là tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Lúc này, bạn cần phải xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ có thể diễn ra của đối thủ.
Từ đó, giúp tìm ra những hướng đi đúng đắn để phát triển, tạo một dấu ấn rõ ràng về sản phẩm của thương hiệu.
4.3. Xây dựng chiến lược
Việc xác định cạnh tranh, xác định đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn nắm bắt được sự thay đổi, dịch chuyển của thị trường đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, xác định được chiến lược định vị phù hợp với thương hiệu của mình.
Tại đây, bạn xác định khoảng trống thị trường và xác định sự khác biệt để tìm kiếm vị trí thu hút nhất.
Chọn chiến lược định vị nào phụ thuộc cách khách hàng của bạn muốn điều gì và thị trường hiện tại ra sao. Nếu bạn chọn cách định vị dựa vào cảm xúc thì các chiến dịch truyền thông, nội dung, quảng cáo sản phẩm đều nên khéo léo lồng ghép các thông điệp đánh trúng tâm lý, nói lên được sở thích, mối bận tâm ở cuộc sống hiện đại. Qua đó, giúp khơi gợi sự đồng cảm của khách hàng.
Sau khi xem xét, lựa chọn chiến lược định vị, bạn có thể bắt đầu hình dung thương hiệu của bạn muốn trở thành ai và điều gì. Trước tiên, hãy xác định lại các giá trị cốt lõi của thương hiệu và những cảm xúc mà bạn muốn gắn bó – trong bản chiến lược thương hiệu.
Thiết lập một danh sách các yếu tố khiến bạn trở nên khác biệt với đám đông. Xem bạn khác biệt như thế nào, ngay cả khi điều đó có nghĩa là thừa nhận rằng đối thủ cạnh tranh tốt hơn bạn ở một số khía cạnh của doanh nghiệp.
Việc xác các giá trị độc đáo sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với thị trường mục tiêu và xây dựng vị trí chắc chắn.
Đọc thêm: Chiến lược thương hiệu là gì?
4.4. Thiết kế điểm chạm, thiết kế nhận diện thương hiệu
[Saokim.com.vn] Hệ thống nhận diện thương hiệu là công cụ giúp Gốm Đất Việt định vị thương hiệu thành công, nổi bật trong lĩnh vực của họ.
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chính là cách giúp tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của bạn. Thông thường, người ta sẽ chọn các yếu tố nổi bật như tên thương hiệu, logo, slogan, thông điệp, đặc tính sản phẩm, nhạc hiệu,… để làm tăng độ nhận diện đối với khách hàng mục tiêu.
> Hãy tham khảo thêm nhiều dự án Sao Kim đã thực hiện để tìm thêm ý tưởng định vị thương hiệu cho bạn
> Hoặc xem các ví dụ tái định vị thương hiệu (cả thành công và thất bại) để hiểu sâu sắc hơn về định vị thương hiệu
4.5. Truyền thông
Sau khi đã có mọi thứ sẵn sàng, đây là thời điểm xây dựng, thiết lập và triển khai các chiến dịch truyền thông để tuyên bố định vị mới ra công chúng.
Ngoài ra, lưu ý rằng, định vị thương hiệu là một quá trình từ việc xác định, tuyên bố cho tới duy trì định vị thương hiệu trong nhận thức của khách hàng.
Vậy nên, định vị thương hiệu không dừng lại ở 1 hoặc 2 chiến dịch truyền thông. Định vị thương hiệu là hoạt động thường xuyên, liên tục kết hợp các chiến dịch và những thay đổi khác nhằm đảm bảo vị trí trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Và một trong những loại chiến dịch hay được các thương hiệu triển khai nhất đó là: Truyền thông marketing tích hợp (IMC).
Đọc thêm:
- Kế hoạch truyền thông marketing tích hợp
- Tải ngay Mẫu chiến lược thương hiệu – giúp bạn nhanh chóng xây dựng chiến lược thương hiệu bài bản
- Mẫu tuyên ngôn định vị giúp định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng dễ dàng hơn.
4.6. Quản trị thương hiệu
Đây là bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình định vị thương hiệu cho doanh nghiệp. Bạn cần xác lập các tiêu chí, theo dõi và đánh giá hoạt động định vị để hiểu rõ hiệu quả hoạt động.
Quản trị thương hiệu sẽ giúp nhà quản trị đảm bảo thương hiệu duy trì hình ảnh, vị thế của mình trên thị trường mà không bị lưu mờ qua thời gian.
Quản trị thương hiệu là công cụ mà các nhà quản trị cần phải biết để giữ thương hiệu đóng góp lớn vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về chiến lược định vị thương hiệu bài bản giúp doanh nghiệp của bạn đứng vững trên thị trường. Hy vọng rằng bạn có thể hoạch định nên chiến lược định vị thương hiệu hoặc tái định vị thương hiệu phù hợp, thông minh, để đạt được hiệu quả đúng mong đợi nhất.
> Thương hiệu của bạn đang cần thực hiện tái định vị? Tham khảo ngay Dịch vụ Tái định vị thương hiệu quả Sao Kim.
Nếu bạn cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ chuyên gia thương hiệu đừng ngần ngại liên hệ với Sao Kim, chúng tôi có 15+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hàng ngàn Startup, SME xây dựng thương hiệu thành công và bạn sẽ là một trong số các dự án nổi bật nhất.
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #DinhViThuongHieu #ChienLuoc #TaiDinhViThuongHieu