Diễn đàn CEO là một talkshow của Truyền hình tài chính kinh tế VITV với thời lượng 30 phút/số với nhân vật khách mời là các CEO đến từ các công ty, doanh nghiệp.
– Chương trình gồm 3 phần:
+ TALK 1: Câu chuyện kinh doanh
+ TALK 2: Văn hóa doanh nghiệp, chiến lược điều hành doanh nghiệp
+ TALK 3: Vấn đề thị trường
– Xen kẽ phần talk giữa nhân vật và khách mời là các phóng sự linh kiện
+ PS1: Giới thiệu về nhân vật và tổng quan quá trình hoạt động
+ PS2: Nhận định về thị trường nghề nghiệp mà nhân vật đang hoạt động
+ PS3: Ý nghĩa, giá trị công việc của nhân vật đối với công ty, đối tác hay cộng đồng…
TALK 1
1. Vâng thưa quý vị, ngồi ngay bên cạnh Cẩm Vân lúc này, chính là khách mời của chương trình Diễn đàn CEO ngày hôm nay, là anh Nguyễn Thanh Tuấn – nhân vật vừa xuất hiện trong clip vừa rồi. Chào anh Tuấn, cảm ơn anh vì đã nhận lời tham dự talkshow của Diễn đàn CEO ngày hôm nay.
(Khách mời chào MC + khán giả).
2. Vâng thưa anh Tuấn, sau khi xem clip vừa rồi, có lẽ Cẩm Vân cùng như quý vị khán giả đang xem chương trình có chung một thắc mắc muốn được anh chia sẻ. Đó là cơ duyên nào đưa anh đến với lĩnh vực thiết kế, xây dựng thương hiệu, thưa anh?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
Có thể nói cơ duyên đưa tôi đến lĩnh vực xây dựng thuơng hiệu xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân tôi. Trong những năm 2007 – 2008 khi tôi đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ và phát sinh nhu cầu tìm kiếm đối tác giúp xây dựng thương hiệu thì gần như rất khó khăn, tôi không thể tìm kiếm đuợc doanh nghiệp nào có thể hỗ trợ, đặc biệt cho một SME như chúng tôi.
Xuất phát từ những trải nghiệm của bản thân về lĩnh vực này, tôi bắt đầu phát hiện ra rằng đây là khoảng trống lớn đối với thị truờng Việt Nam. Càng tìm hiểu sâu về lĩnh vực này, tôi càng cảm thấy say mê và quyết định đi theo nó.
3. Có thể nói, thành lập Sao Kim là một dấu mốc lớn trong sự nghiệp của anh, và chắc hẳn để làm được điều này anh đã phải trải qua không ít khó khăn. Anh có thể chia sẻ về điều này? (vốn, nhân viên…)
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
- Vâng, thế hệ 8X chúng tôi khởi nghiệp với sự hứng khởi của phong trào khởi nghiệp thời kỳ đầu tiên. Tuy thuận lợi hơn các thế hệ đi truớc nhưng gặp không ít thách thức. Tôi nhớ, thuật ngữ chúng tôi hay dùng cho thời điểm này là “bootstraping – tự thân vận động; tự nỗ lực”.
– Kiến thức chuyên môn thiếu: phải học từng ngày, học qua từng dự án mà qua đó khách hàng dậy mình.
– Khách hàng không tin tuởng: tự thân mình phải lăn xả ra ngoài, có mặt ở mọi dự án để thuyết phục khách hàng.
– Đội ngũ non nớt: gần như việc gì nguời lãnh đạo cũng phải tham gia, qua đó tôi hiểu rõ quy trình làm việc và tìm cách viết lại, tối ưu các quy trình.
– Quản lý nhân sự: sự thay đổi thuờng xuyên về mặt nhân sự đòi hỏi phải vừa phải lo việc ở ngoài vừa tìm cách ổn định bên trong, xây dựng chính sách, chế độ hợp lý.
– Hiệu quả công việc không cao: hệ thống hoá quy trình đầy đủ chi tiết, ứng dụng công nghệ vào quản trị.
5. Lúc bấy giờ, là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng thương hiệu, anh làm thế nào để được khách hàng tin tưởng, làm việc cùng?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
– Xây dựng thuơng hiệu là công việc rất khó khăn, đặc biệt đối với một doanh nghiệp khởi đầu khi mà thị truờng còn chưa có nhiều hiểu biết căn bản về sản phẩm, dịch vụ.
– Chúng tôi bắt đầu với những khách hàng đầu tiên và biến những án đó thành những case study sống động để thuyết phục những khách hàng tiếp theo. Sự tin tuởng không đến một cách tự nhiên, nó đuợc tích luỹ dần qua các dự án. Chỉ có điều chúng tăng rất nhanh số luợng dự án tham gia và qua đó kinh nghiệm và uy tín cũng tăng dần lên.
6. Để giữ vững được hoạt động của công ty, cần duy trì được nguồn khách hàng ổn định. Với anh, điều này có khó khăn gì không, thưa anh?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
– Khi bắt đầu khởi nghiệp, tôi không lập kế hoạch hoành tráng mà rất cẩn thận dựa trên các số liệu thực tế từ hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
– Chúng tôi không ngay lập tức thành lập một bộ phận bán hàng đông đảo – thực tế lúc mới đầu, chỉ có bản thân tôi là nhân viên kinh doanh duy nhất – Thay vì đó, chúng tôi sử dụng mạng internet mới phát triển để tìm kiếm khách hàng rất nhanh chóng và hiệu quả.
7. Khi có được lượng khách hàng ổn định, để đáp ứng được khối lượng công việc cũng như yêu cầu của các bên đối tác, cũng là một bài toán khó đúng không anh? Vậy anh đã giải bài toán này ntn?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
Rất nhiều bài toán đặt ra cho một doanh nghiệp non trẻ, đặc biệt là với lĩnh vực của chúng tôi, nó vừa mới mẻ, vừa là mảng đòi hỏi cần kiến thức chuyên sâu mà lúc đó chúng tôi chưa có. Các vấn đề khó khăn thuờng là:
– Xây dựng đội ngũ nhân sự: Đây là một key quan trọng nhất trong lĩnh vực này, bởi nhân sự làm nên sự khác biệt của một công ty xây dựng thuơng hiệu. Chúng tôi cũng rất may mắn tuyển dụng đuợc nhiều nhân sự chất luợng.
– Quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: chúng tôi đặc biệt coi trọng quy trình và việc tự động hoá các hoạt động trong doanh nghiệp. Khi có một nghiệp vụ mới, chúng tôi đều quy trình hoá các nghiệp vụ đó.
– Ứng dụng công nghệ: chúng tôi cho ra mắt các công nghệ hỗ trợ quản lý dự án. Ví dụ PMS – phần mềm giúp quản lý hàng nghìn dự án do Sao Kim phát triển.
8. Anh có thể chia sẻ về một câu chuyện đáng nhớ nhất?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
Về giai đoạn khởi nghiệp có một câu chuyện rất đáng nhớ. Tôi bắt đầu lập công ty khi chưa hề có 1 nhân viên, thậm chí chưa có văn phòng và bất kỳ tài sản gì. Tất cả bắt đầu với một trang web online để nhận khách hàng và vài bạn freelancer thực thi các dự án – hoàn toàn là một công ty online.
Sau hơn 1 tháng thành lập, tôi nhận được 2 đơn hàng giá trị đến từ hai công ty lớn tại Việt Nam. Đây chính là động cơ quyết định sự ra đời của công ty quan trọng nhất trong sự nghiệp của tôi. Vì đối tác và khách hàng lớn nên cần có buổi gặp mặt trực tiếp tại văn phòng để gặp gỡ và ký kết hợp đồng. Thời gian gấp gáp, tôi có 03 ngày để vừa thuê văn phòng, setup nội thất, nhờ nhân viên công ty cũ sang ngồi kín văn phòng, và từ đó công ty bắt đầu chính thức hoạt động.
Về sau khi đọc khái niệm khởi nghiệp tinh gọn hay các phuơng pháp vuợt khó dành cho startup, tôi thấy bóng hình mình trong đó rất nhiều
9. Vậy anh đã bao giờ vấp phải một cuộc khủng hoảng nào về quản trị chưa? Và từ đó anh rút ra được những bài học gì cho mình?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
Mô hình của chúng tôi hoạt động dựa trên nguồn lực nhân sự là chủ yếu. Do vậy tình trạng chảy máu chất xám hay việc nhân sự sau khi làm việc một thời gian ra mở doanh nghiệp riêng và áp dụng toàn bộ quy trình, kiến thức của chúng tôi, thậm chí lôi kéo nhân sự khá nhiều.
Tôi thấy rằng đây là một thực tế mà mình sẽ phải chấp nhận và tìm kiếm giải pháp. Và có 2 bài học chính mà tôi đã áp dụng cho chính doanh nghiệp mình để giải quyết bài toán nhân sự – đặc biệt trong các agency.
– Để giảm lệ thuộc và nhân sự, cần xây dựng một hệ thống quy trình bài bản và hệ thống quản trị tri thức hiệu quả để “nhân sự ra đi, tri thức ở lại”. Nếu coi nhân sự là tài sản, thì việc bảo quản tài sản đó cần có cả phuơng pháp và công cụ để làm. Chúng tôi áp dụng nhiều hệ thống công nghệ (so sánh với quy mô 1 công ty nhỏ) như CRM, Project Management, HRM, Documment Management …
– Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động gắn kết trong doanh nghiệp. Đây là hoạt động không quá tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp nhưng lại cực kỳ hiệu quả về mặt tuyển dụng, giữ chân nhân tài.
TALK 2
1. Quay trở lại với cuộc trò chuyện ngày hôm nay, thưa anh, trong bối cảnh đại dịch covid-19 bùng phát mạnh mẽ, đã ảnh hưởng tới nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp. Đã có không ít doanh nghiệp phải phá sản, tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển doanh nghiệp, anh nhận định ntn về vấn đề này?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
Gần đây tôi đuợc nghe hàng trăm câu chuyện về các doanh nghiệp gặp khó trong thời dịch, nhiều doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp cạn kiệt nguồn tài nguyên, khách hàng, chuỗi cung ứng. Thậm chí đã có thống kê rằng 80% doanh nghiệp SME sẽ phá sản nếu dịch bệnh kéo dài quá 6 tháng. Tôi cho rằng đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng bởi:
– Cuộc khủng hoảng như thế này chưa có tiền lệ và diễn ra quá nhanh.
– Doanh nghiệp không có sự chuẩn bị
– Doanh nghiệp nhỏ không có nguồn lực để chịu đựng quá lâu
– Doanh nghiệp còn lúng túng và chưa có kịch bản ứng phó với thực tế nhanh đến vậy
2. Vậy với Sao Kim thì sao, thưa anh?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
Tuy không bị ảnh huởng trực tiếp và mạnh mẽ như các ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng … nhưng chắc chắn chúng tôi không nằm ngoài vùng ảnh huởng. Điểm khác ở đây là cả ảnh huởng tiêu cực lẫn tích cực.
Ảnh huởng tiêu cực:
– Khách hàng có tâm lý lo ngại hơn, thậm chí hoãn các dự án chờ qua dịch
– Tâm lý cắt giảm chi phí, dành ít khoảng chi cho hoạt động marketing
– Tâm lý không an tâm đối với nhân viên khi đi làm
Ảnh huởng Tích cực
– Giai đoạn này khách hàng có điều kiện để tập trung vào thuơng hiệu hơn, làm bài bản và chuẩn mực để chuẩn bị cho giai đoạn bùng nổ sắp tới.
– Sự quyết tâm đồng lòng và nỗ lực của toàn bộ hệ thống cán bộ công nhân viên trong tuần công ty quyết tâm vuợt dịch. Chúng tôi tin tuởng sau đợt dịch này, Sao Kim sẽ vuơn lên mạnh mẽ hơn, truởng thành hơn.
3 . Vậy trong bối cảnh như hiện nay, Sao Kim có giải pháp gì để khắc phục cũng như đối phó với dịch Covid-19?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
Trong bối cảnh hiện nay mỗi doanh nghiệp đều phải chuẩn bị cho mình các giải pháp hành động ngay để đối phó với tình hình dịch bệnh. Với Sao Kim chúng tôi đã sẵn sàng với 5 nhóm giải pháp đối phó:
5 giải pháp đối phó của chúng tôi gồm:
– Xây dựng 2 kịch bản cho tình hình dịch bệnh đến hết tháng 6 và kéo dài cả năm. Tính toán dòng tiền cho từng kịch bản để sẵn sàng.
– Sẵn sàng các điều kiện phù hợp nhất để làm việc từ xa bao gồm cả nền tảng công nghệ, đào tạo ứng dụng và văn hoá làm việc.
– Tối ưu hoá tất cả các chi phí để đảm bảo khả năng tồn tại tốt nhất:
o Chi phí cố định tìm cách giảm thiểu hoặc cắt bỏ nếu không cần thiết;
o Chi phí marketing – bán hàng sẽ rà soát và tập trung vào các hoạt động hiệu quả nhất, cắt bỏ toàn bộ chi phí không ra hiệu quả hoặc dành cho các sản phẩm dịch vụ không bán đuợc trong giai đoạn này.
– Tái cấu trúc lại tổ chức
o Tạm thời tập trung toàn bộ các bộ phận gián tiếp sang bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu.
o Việc cắt giảm chi phí nhân sự đuợc xem xét phù hợp với từng giai đoạn thực tế của dịch vụ. Giai đoạn đầu là tái tổ chức lại nhân sự, giai đoạn sau nếu ảnh huởng lớn và nguồn doanh thu không bù đắp đuợc thì sẽ xem xét giảm 1 phần thu nhập nhân sự. Giải pháp tính đến cuối cùng là cắt giảm nhân sự.
– Tăng doanh thu bằng các phuơng pháp phù hợp
o Xây dựng các sản phẩm dịch vụ phù hợp với thời kỳ khủng khoảng. Ví dụ chúng tôi vừa cho ra mắt gói Digital Branding, gói này sẽ giúp doanh nghiệp vừa xây dựng đuợc nền tảng thuơng hiệu chuyên nghiệp trên môi truờng online vừa giúp quảng bá truyền thông thu hút khách hàng.
o Liên kết với đối tác, nhà cung cấp để tạo ra sản phẩm mới cung cấp giá trị tốt hơn và phù hợp hơn thời điểm dịch.
o Đẩy mạnh các giải pháp bán hàng mới như tại Sao Kim chúng tôi triển khai chính sách Khách hàng giới thiệu khách hàng hay đối tác bán hàng cao cấp nhằm biết chính khách hàng và đối tác trở thành nguời bán hàng cho mình.
4. Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng thương hiệu, anh có thể đưa ra lời khuyên cho các DN Việt Nam hiện nay, đang đối mặt với khó khăn trầm trọng vì đại dịch này, thưa anh?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
Trong thời điểm khó khăn này, một trong những điểm dễ nhìn ra là các doanh nghiệp thuờng hay cắt giảm các chi phí marketing, xây dựng thuơng hiệu. Điều này dễ hiểu, nhưng theo kinh nghiệm thực tế của tôi, thì cần có một số ưu tiên trong các hoạt động thời điểm này để tăng truởng doanh thu.
– Cắt giảm các chi phí marketing không tạo ra hiệu quả rõ ràng nhưng tập trung vào các hoạt động marketing trọng yếu và hoạt động xây dựng nền tảng thuơng hiệu chuẩn bị cho giai đoạn bùng nổ sau dịch bệnh.
– Tối ưu đội ngũ nhân sự, bổ sung lực luợng Sales bằng cách cơ cấu đội ngũ Marketing, BD, Truyền thông, Admin …
– Biến mọi nhân viên trong công ty thành lực luợng bán hàng hay đơn giản là giới thiệu khách hàng. Có phần thuởng cho mọi hành động hỗ trợ, giới thiệu, xúc tiến bán hàng của nhân viên.
– Tận dụng khách hàng để giới thiệu khách hàng mới. Tặng quà, tiền khi giới thiệu thành công hoặc giảm giá dịch vụ cho khách hàng.
– Hợp tác với nhà cung ứng để tạo ra gói dịch vụ hiệu quả, tốt hơn cho khách hàng.
– Tạo ra giải pháp trọn gói hấp dẫn hơn bằng cách kết hợp với các đối tác trong cùng hệ sinh thái.
– Ra giải pháp “bán truớc, giao hàng sau” để kích đầu vào. Cho phép khách hàng mua truớc nhưng giãn thời gian triển khai nhận sản phẩm của khách hàng.
TALK 3
1. Sau gần 12 năm hoạt động, bản thân Sao Kim và anh đã có được một vị trí nhất định với một lượng khách hàng khủng. Vậy nhìn lại chặng đường vừa qua, điều anh tự hào nhất là gì, thưa anh?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
Sau 12 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và phát triển thuơng hiệu, có một điều tôi có thể nói là ngày càng cảm thấy lựa chọn của mình là đúng đắn, công việc đang làm trở thành đam mê.
Điều mà tôi luôn tự hào là xác định cho mình và tổ chức một sứ mệnh vì sự phát triển của thuơng hiệu Việt – giúp nâng vị thế của các thuơng hiệu của chúng ta trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay.
Đuợc nhìn thấy sự phát triển của các thuơng hiệu mà góp phần tạo dựng trong đó có nhiều thuơng hiệu lớn là một đặc ân của những nguời làm nghề như chúng tôi.
Với hơn 5000 khách hàng và 8000 dự án đã triển khai, mỗi khi đi bất cứ đâu trên đất nuớc Việt Nam, tôi đều bắt gặp những khoẳng khắc nhận ra thuơng hiệu khách hàng của mình. Đó là một niềm hạnh phúc rất lớn.
2. Mục tiêu mà Sao Kim hướng đến là gì, thưa anh?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
– Tiếp tục sứ mệnh vì sự phát triển của thuơng hiệu Việt, giúp các doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua xây dựng thuơng hiệu mạnh.
– Mục tiêu cụ thể của chúng tôi là đến năm 2025 giúp 50.000 doanh nghiệp Việt xây dựng thuơng hiệu.
3. Vậy kế hoạch trong tương lai gần của anh cũng như Sao Kim là gì, thưa anh?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
– Tạo ra các gói dịch vụ, giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp Việt xây dựng thuơng hiệu mạnh mà không tốn nhiều nguồn lực.
– Tham gia kết nối, xây dựng hệ sinh thái truyền thông – marketing hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các SME.
4. Thông qua chương trình, anh có thể gửi gắm đôi lời tới khán giả của VITV, đặc biệt là các doanh nghiệp start up đang có những băn khoăn trong việc thiết kế, xây dựng thương hiệu trong bổi cảnh hiện nay, thưa anh?
CEO Nguyễn Thanh Tuấn:
Thuơng hiệu là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Thời điểm hiện tại rất khó khăn nhưng đó lại là cơ hội để doanh nghiệp dành thời gian củng cố lại hệ thống trong đó có việc xây dựng nền tảng thuơng hiệu vững chắc chuẩn bị cho giai đoạn khôi phục sắp tới.
Qua chuơng trình tôi gửi lời chúc đến toàn thể quý khán giả, đặc biệt là các doanh nghiệp vững tâm để vuợt qua khó khăn thời điển hiện tại, chuẩn bị sẵn sàng cho sự bứt phá mới.